• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • CÁC KHÓA HỌC
    • Khoá học cơ bản pickleball
    • Thư viện ảnh học viên
    • Khai giảng lớp tennis mới
    • Khóa học Tennis cơ bản
    • Khóa học Tennis nâng cao
    • Lớp học tennis cho trẻ em
    • Khóa học chỉnh sửa kỹ thuật Tennis
    • Khoá học cho người nước ngoài
    • Khóa học thử miễn phí
  • Huấn luyện viên
  • ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
  • KỸ THUẬT TENNIS
  • LỊCH SẮP KHAI GIẢNG
  • TIN TỨC
  • TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO HLV
logo dạy tennis
28 Th22018

Yếu tố tâm lý trong thi đấu.

  •    Bạn đã từng nghe câu nói : ” tinh thần là vua ” . Qủa đúng như vậy, trong thi đấu thể thao thì yếu tố tinh thần hay  tâm lý là một vũ khí vô cùng quan trọng, ý chí trong thi đấu sẽ ảnh hưởng đến việc thi đấu của người chơi . Một người chơi với tinh tâm lý thoải mái và ý chí quyết liệt sẽ tạo nên 1 màn thi đấu đẹp mắt có sức cống hiến cao đối với khán giả . Để đạt được tâm lý tốt trong các trận đấu không phải ngày một ngày hai có thể thành công bạn cũng phải rèn luyện hàng ngày như các động tác kỹ thuật tennis khác . Những kinh nghiệm đúc kết dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện dần tâm lý trong thi đấu .
    1. Suy nghĩ: Chưa chắc một vđv có kỹ thuật và tố chất cơ thể tốt có thể trở thành một vận động viên tennis giỏi. Trong rất nhiều trận đấu vđv có tốc độ , kỹ thuật tốt và thể lực khỏe mạnh lại bị đánh bại bởi vđv không có điều kiện tốt như vậy. Nguyên nhân là dù đối phương có giỏi hơn nhưng vđv yếu hơn lại có thái độ chính xác và chiến thuật hợp lý trong thi đấu , nhờ bản lĩnh thi đấu kiên cường và suy nghĩ tích cực họ đã tìm ra cách chiến thắng được đối phương.
    2.Đón nhận thách thức : Trong thi đấu quần vợt , vđv luôn phải đối mắt với các thách thức từ đối phương. Vd như 1 vđv có những cú phát bóng mạnh trời dáng, một cú cắt bóng xiết và hiểm hóc , một cú thuận tay bóng xoáy cao..  Cần nhận thức rõ ràng từ thách thức đó và hãy xem đó là cách để thử nghiệm năng lực của mình . 
    3. Năng lực chú ý : Khi thi đấu từ việc duy trì điểm số đang dẫn trước đối phương cho đến việc quan sát độ xoáy của bóng , cần giữ sự tập trung cao độ của năng lực chú ý. Chẳng hạn như khi quan sát đường bóng đến từ đối phương , một phương pháp rất tốt để tập trung năng lực chú ý là trong từng tình huống cố gắng quan sát bóng bay từ sân bên kia sang đến tận bên cạnh thân người mình . Tập luyện nhiều bạn  không còn thấy lo sợ và sẽ chủ động hơn  với những tình huống bóng đôi công .
    4.Niềm tin: Niềm tin là nguồn gốc của sự tự tin trong bản thân . Sự kiên định của niềm tin giống như một mục tiêu mà vận động viên cần chế định , điều đó giúp kỹ thuật của vđv đạt đến 1 trình độ rất cao . Hãy đưa ra 1 mục tiêu đồng thời hết mình vì mục tiêu này. Khi hoàn thành được mục tiêu đã định là đã tăng thêm sự tự tin cho bạn.
    5. Sự cạnh tranh là khát vọng thách thức . Một người cạnh tranh chính trực yêu thích việc đọ sức , đồng thời luôn chuẩn bị tốt việc đón nhận chiến đấu. Trong mỗi trận đấu quần vợt sẽ chỉ có một người thắng nhưng luôn có 2 người cạnh tranh . Nếu đã tận lực trong khi thi đấu , bạn sẽ không vì thất bại mà cảm thấy bị buồn bực. Việc cạnh tranh chính trực đã làm bạn và trận đấu hòa chung thành 1 thể. 

Lyeton Hewitt được mệnh danh là vđv có phẩm chất và ý chí ngoan cường trong thi đấu.

 

  • Continue Reading
  • No Comments
29 Th32016

Đánh đôi các thế trận trung và cao cấp

Trong đánh đôi, chúng ta không chỉ dựa vào lối đánh và vũ khí sở trường của mỗi cá nhân trong đội mà còn phải biết chọn lựa cú đánh, biết cảm nhận vị trí trên sân khi di chuyển, đoán hướng và điểm rơi của đối phương…Chúng ta sẽ phải biết chuẩn bị và linh hoạt thay đổi thế trận sao cho phù hợp để chiến thắng từng đối thủ với từng lối đánh khác nhau.

Hiện nay, tại các CLB, chúng ta đánh đôi là chính nhưng sự phối hợp giữa các thành viên trong đội là khá mờ nhạt. Thành tích chiến thắng thường mang đậm dấu ấn của cá nhân hay một hai cú quả nhất định nào đó trong một ngày phong độ tốt. Chưa nói tới khả năng sắp xếp thế trận thì việc phát huy vũ khí sở trường và giấu đi các điểm yếu của đội cũng còn là hạn chế cố hữu.

Cách sắp xếp phổ biến chỉ đơn giản là:

– “Bạn đứng trái hay phải?”

– “Đánh 2 lưới hay 1 phông và 1 lưới”

– “Đứng lưới cao lên”

– “Giữ chặt dây đấy nhé”

– “Qua đầu để tôi”

– ….

Những sắp đặt hay thỏa thuận này chỉ mang tính đối phó hay có giá trị trong những tình huống đơn giản và không có biến hóa. Bạn sẽ thấy điều này ngay khi rời “ao làng” đi giao lưu với các đôi ngang và hơn trình đôi mình.

Sau đây là 4 THẾ TRẬN và 3 CHIẾN THUẬT trung & cao cấp:

1. Chiến thuật Giao bóng và lên lưới

2. Chiến thuật vồ lưới

3. Chiến thuật khi bị lốp

4. Thế trận kiểu 1 phông 1 lưới

5. Thế trận 2 phông

6. Thế trận kiểu chữ I

7. Thế trận kiểu Úc


Một đôi muốn chiến thắng hay nâng trình thì cần thi triển rất nhiều chiến thuật khác nhau và đồng thời phải lập các thế trận phù hợp với những chiến thuật đó. Khi đã bước vào sân đánh thì mọi cú đánh và hướng di chuyển sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt chiến thuật và thế trận đã định.

Sau đây tôi xin trình bày chi tiết các THẾ TRẬN và CHIẾN THUẬT trung & cao cấp

A. CHIẾN THUẬT GIAO BÓNG và LÊN LƯỚI

Đây là chiến thuật cơ bản và được sử dụng nhiều nhất ở mọi trình độ. Chiến thuật này tại Việt Nam và một số nước nhiều “bụi” cần “phủi” khác được nâng lên tầm cao mới là LÊN LƯỚI …và GIAO BÓNG. Với chiến thuật này, người VN tuy da vẫn vàng và mũi vẫn tẹt những đã cải thiện ấn tượng chiều cao của mình (theo máy của IBM giấu tại các sân chuyên đánh phủi thì tại điểm 2m cách vạch cuối sân, độ cao của đường giao bóng của tay vợt phủi VN cao hơn của Ivo Karlovíc một CHÚT:p:p:p

Xin quay trở lại môi trường chuẩn, ít bụi. Những công nghệ mới trong sản xuất vợt và bóng, cùng kỹ thuật hiện đại của các quả Fh và Bh dưới phông đã hạ bệ ngôi vương của Peter Sampras – huyền thoại Serve/Volley. Sự thịnh hành và phát triển của cú trái 2 tay làm cho các tay vợt S/V không còn tự tin lên lưới khi giao bóng vào tay nghịch đối thủ nữa, thay vào đó họ ở lại phông đôi công và chờ cơ hội. Nhưng đó là câu chuyện đánh đơn còn trong đánh đôi thì S/V vẫn được sử dụng rất nhiều.
MaxMirnyiATPWorldTourFinalsDayEightatvn5VMJxBFl_zps6c263d5f
Với lợi thế sau cú giao bóng 1 mạnh, hiểm hóc và thậm trí cả giao bóng 2 thì người giao bóng hoặc đồng đội của họ luôn có khả năng cài bóng thấp và khó làm cho đối phương không trả được hoặc trả lỗi. Chiến thuật này đòi hỏi người chơi có khả năng volley tốt bởi nếu không thì nó sẽ là con dao 2 lưỡi.

Nếu đối phương đứng lưới nhìn thấy ta chuẩn bị volley mạnh thì sẽ lùi xuống để phòng thủ đỡ bóng, và nếu thấy đồng đội trả bóng tốt (vào chân, ra mang hay nặng vào giữa) thì sẽ tiến lên để sẵn sàng bắt trả volley (xem bài Đánh đôi: đứng lưới ntn và hình minh họa dưới đây). Như vậy để áp dụng chiến thuật này đòi hỏi người chơiphải có kỹ thuật và tập luyện nhuần nhuyễn sao cho có tỷ lệ ăn điểm cao trên 70%.

Không giống như các chiến thuật lên lưới khác, người giao bóng trong chiến thuật này không nhất thiết phải giao bóng quá mạnh hoặc quá khó. Khi cả đội đánh lưới tốt thì mục đích chỉ là giao bóng sao cho có đủ thời gian lên lưới và không quá dễ để đối phương trả bóng phản công chủ động.


B. CHIẾN THUẬT VỒ LƯỚI

Khi áp dụng chiến thuật này, đối tác đứng lưới sẽ phải ra ký hiệu thông báo hoặc có thỏa thuận trước cho đồng đội giao bóng để di chuyển và vồ bóng trên lưới dù đối phương trả bóng mạnh hay nhẹ. Đường di chuyển sẽ là tiến chéo về phía bên ô người giao bóng nhằm cắt ngang đường trả bóng của đối phương.


 Người đứng lưới có thể có nhiều lựa chọn bắt lưới tùy thuộc độ chéo và tốc độ trả bóng của đối phương:
 Đánh mạnh thẳng vào lưới đối phương nếu bóng chéo nhiều
 Đánh sâu xuyên khe đối thủ hoặc bỏ nhỏ theo hướng ngược lại nếu bóng giữa sân
 Đánh thẳng vào chân đối phương trả giao bóng nếu bóng còn bên ô mình đang đứng

Chiến thuật này được thực hiện theo kiểu mặc định đối phương sẽ trả cú chéo sân thông thường. Chính vì vậy, không giống như chiến thuật Giao bóng lên lưới, người giao bóng sẽ phải chạy sang ngang ô bên kia nếu đối phương trả dọc dây, lốp qua đầu hoặc lên lưới tới vị trí đồng đội vừa rời khỏi.
_63961058_marrayneilsengetty2_zps57347841
Điểm cơ bản của chiến thuật này là gửi và nhận tín hiệu. Thường thì người đứng lưới chủ động gửi nhưng đôi khi cũng theo chiều ngược lại. Thời điểm sử dụng chiến thuật này nằm ngay trong tên gọi của nó, “VỒ”, tức là bạn chỉ có thể dùng xen kẽ và mang tính bất ngờ. Tất nhiên cũng có ngoại lệ khi đối phương trả bóng quá đơn giản và ổn định thì bạn có thể dùng làm chiến thuật chiến thắng được (VD: đối phương đứng trái chỉ biết cắtCHÉO trả giao bóng và đường bóng thường ko quá chéo và tương đối chậm).

C. CHIẾN THUẬT KHI BỊ LỐP

Một trong những nguy cơ khi đánh 2 lưới là bị đối phương lốp bóng qua đầu. Theo đúng nguyên tắc đánh đôi thì tay vợt bên nào sẽ lo sân bên đó nhưng thực tế không theo được như vậy bởi khả năng smash hạn chế của các thành viên trong đội. Khi nhận thấy đối phương lốp qua đầu mình bạn phải lập tức xoay lùi để smash nhằm duy trì thế tấn công trên lưới của cả đội.

Các cặp đôi kiểu “bia kèm lạc” thường bị vấn đề khi tay vợt yếu hơn đứng lưới nhận được quả lốp khá hợp lý để smash nhưng lại không hành động và thay vào đó là đứng yên hay ngồi thụp xuống hô “mày đấy” với đồng đội.

Với tay vợt khá hơn hoặc đã có thỏa thuận chiến lược từ trước, họ sẽ chạy ngang sang phần sân bên kia và để đồng đội xử lý bằng cú volley bóng cao. Trong trường hợp bị lốp sâu và đồng đội vẫn còn dưới phông thì họ sẽ chạy chéo về phông, trong khi đồng đội di chuyển sang ngang để đỡ lốp. Lúc này thế trận đã bị hoán chuyển từ 2 lưới thành 2 phông.

Nhưng trận đấu không dễ dàng như vậy, nhận thấy bạn có vấn đề về xử lý bóng cao thì tần suất đánh lốp của đối phương sẽ tăng và được thực hiện liên tục. Khi không dứt điểm được, mất phương hướng và định vị sân vì phải “ngắm mây” để smash và “gõ” quá nhiều thì chính là lúc bạn nên chọn phương pháp khác – đánh 2 phông. Gặp bóng lốp sâu thì đồng thời cả 2 tay vợt cùng lùi về phông hỗ trợ nhau phòng thủ trong khi chờ đợi cơ hội phản công.

Với những “ông chủ thực sự trên lưới”, lốp chỉ là một trong những món yêu thích của họ cùng volley. Họ như những con hổ đói khi bị đẩy lùi vì bị lốp lại cùng lao lên bắt lưới. Khả năng duy trì thế trận và sức ép làm cho đối phương luôn mất thăng bằng, thiếu thời gian và đánh lỗi.

Smash thực chất là bản sao rút gọn của Serve, vấn đề là chúng ta cần luyện tập nhiều hơn để không sợ lốp và hơn hết, hãy nhớ xoay người trước khi lùi.


D. THẾ TRẬN 1 PHÔNG 1 LƯỚI

Đây là thế trận phổ biến nhất và có thể bạn sẽ chặc lưỡi “đánh mãi rồi, có gì đâu mà nói”. Ấy vậy mà có những nguyên tắc chúng ta đang lãng quên hay những lợi thế mà chúng ta chưa tận dụng tốt. Trước tiên, hãy nhìn vào bản chất của thế trận này. Đó là thế trận nửa tấn công (lưới) nửa phòng thủ (phông). Như vậy, mỗi thành viên cần hiểu và quán triệt vai trò của mình tại mỗi vị trí trên sân:

 Đứng lưới: TẤN CÔNG ghi điểm bằng các cú volley hoặc smash dứt điểm

 Đứng phông: PHÒNG THỦ bằng các cú Fh, Bh và lốp đều và chính xác nhằm tạo điều kiện cho lưới dứt điểm

Chúng ta không gặp nhiều vấn đề với vị trí đánh lưới vì mọi người đều muốn đánh dứt điểm và chỉ hỏng vì hạn chế kỹ thuật là chủ yếu. Nhưng vị trí đánh phông thì lại là chuyện khác. Vai trò phòng thủ thường bị sao nhãng và người đánh phông chỉ muốn tự mình ghi điểm từ dưới vạch cuối sân. Chọn lựa hướng đánh cũng cần xem xét lại khi cú đánh chéo sân ra mang hay chéo sân vào giữa 2 lưới đối thủ không được áp dụng nhiều, trong khi cú bắn dọc dây có tần suất khá lớn. Nếu xem các tay vợt chuyên nghiệp đánh đôi thì rất hiếm khi họ đánh dọc dây mặc dù lưới đối phương co vào giữa sân hơn chúng ta rất nhiều.

Với các tay vợt có kỹ thuật volley và smash tương đối thì vị trí đứng lưới của họ nên lùi xuống cách vạch service khoảng 1m. Tại vị trí này họ có thể bước lên hay bước chéo để bắt volley tấn công, xoay người lùi để smash bóng bổng và bước sang 2 bên để canh dây và giữa sân. Khả năng khép góc và hạn chế cú đánh của người đứng lưới sẽ làm cho đối phương bối rối và không có nhiều lựa chọn đánh trả. Sẽ là tuyệt hơn nữa khi bạn làm đối phương phân tâm bằng các bước di chuyển giả hoặc thật mỗi khi đồng đội đánh bóng qua người. Sự thay đổi vị trí này sẽ hỗ trợ thêm khả năng phòng thủ cho đồng đội và gia tăng sức ép lên đối thủ.

Để tạo cơ hội cho đồng đội đứng lưới, người đứng phông có thể ép đối thủ ngay từ pha bóng đầu tiên khi cầm giao bóng. Hầu hết các tay vợt đều yếu tay nghịch, đặc biệt trong quả trả giao bóng. VD đối phương đều thuận tay phải thì:

 Tại ô số 1: người giao bóng nên đứng gần vạch giữa sân để serve vào góc chữ T

 Tại ô số 2: người giao bóng đứng gần về phía dây để serve chéo vào góc chữ A

Lúc này khả năng vồ lưới của đồng đội trở nên dễ dàng và cơ hội để người giao bóng lên lưới cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
 

 

  • Continue Reading
  • No Comments
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

DAYTENNIS.COM.VN

  • Giờ học Tennis đa dạng
  • Hỗ trợ học viên
  • Giáo trình học phong phú
  • Địa điểm học Tennis linh hoạt
  • Giáo viên có chứng chỉ
  • Tiết kiệm chi phí

KHÓA DẠY HỌC TENNIS

  • Khóa học Tennis cơ bản
  • Khóa học sửa kỹ thuật
  • Khóa học Tennis cho trẻ em
  • Khóa học Tennis nâng cao
  • Khóa học cho người nước ngoài
  • Khóa học thử miễn phí


Green Club Tennis – Dạy tennis tại Hà Nội


Hotline: 0916 903 806
DMCA.com Protection Status

Powered by Warp Theme Framework
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • CÁC KHÓA HỌC
    • Khoá học cơ bản pickleball
    • Thư viện ảnh học viên
    • Khai giảng lớp tennis mới
    • Khóa học Tennis cơ bản
    • Khóa học Tennis nâng cao
    • Lớp học tennis cho trẻ em
    • Khóa học chỉnh sửa kỹ thuật Tennis
    • Khoá học cho người nước ngoài
    • Khóa học thử miễn phí
  • Huấn luyện viên
  • ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
  • KỸ THUẬT TENNIS
  • LỊCH SẮP KHAI GIẢNG
  • TIN TỨC
  • TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO HLV